.

.

Thứ Tư, 19 tháng 5, 2010

ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ KHI ĐỌC CUỐN SÁCH: "CHÚNG TÔI VÀ MIG 17


ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ KHI ĐỌC
CUỐN SÁCH: "CHÚNG TÔI VÀ MIG 17"

Phạm ngọc Trường


    Gần đến kỷ niệm 65 thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, tôi cùng các bạn bè đến Bảo tàng Phòng không – Không quân tham dự buổi giới thiệu cuốn hồi ký " Chúng tôi và Mig 17" của tác giả Thủy Hướng Dương, một cây bút nữ không chuyên. Người biên tập và cũng là người viết cuốn sách là nhà thơ Đặng Vương Hưng. Sách được Nhà xuất bản Công an nhân dân cấp phép ấn hành quý IV năm 2009. Sách nói về Đại tá Lưu Huy Chao, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
    Sau ngày giới thiệu cuốn sách hồi ký, trên truyền hình và trên các báo xuất hiện hàng loạt bài viết của Lê Hoài Nam và Đặng Vương Hưng tuyên truyền quảng bá cho cuốn sách một cách sôi động và rầm rộ mà từ trước đến nay hiếm có cuốn sách nào ra đời lại được làm "to tát" và quy mô đến như vậy. Chứng tỏ những người làm nên cuốn sách đã có kế hoạch chuẩn bị từ trước cho "đứa con" tinh thần từ khi nó còn "mang thai" cho đến khi "lọt lòng chào đời" luôn được chăm bẵm nuôi dưỡng rất chu đáo.
    Là độc giả đồng thời cũng là người chiến đấu và học tập với Anh hùng Lưu Huy Chao tại Quan chủng Phòng không – Không quân. Sau khi xem xong cuốn sách, tôi có nhiều điều suy ngĩ. Tôi xin trình bày những ý kiến của mình với tác giả, với những người đã có công viết nên cuốn sách và cùng bạn đọc.
   Cái được của cuốn sách đã cho độc giả thấy được cuộc chiến đấu kiên cường, dũng cảm của phi công Lưu Huy Chao và đồng đội của anh trong đại đội 2 của Đoàn Không quân Yên Thế. Thành tích của Lưu Huy Chao khi được tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đã ghi: " Trong 4 năm từ năm 1965 đến 1968, Lưu Huy Chao đã đánh 19 trận, bắn rơi 6 máy bay định (gồm hai chiếc F4, hai chiếc F8. một chiếc F105, một chiếc C47), ngoài ra anh còn chỉ huy liên đội đánh và yểm trợ cho đồng đội bắn rơi 11 chiếc khác"…Ngoài ra, ta còn được anh kể những câu chuyện về những người phi công trong cùng đơn vị. Những mẩu chuyện ấy kéo ta trở về những ngày đầu ra quân đánh thắng trận đầu và những trận thắng giòn giã, liên tiếp của lực lượng không quân non trẻ của Quân đội nhan dân Việt Nam, giáng cho không quân Mỹ những đòn chí tử. Từ khi quân đội có lực lượng không quân xuất hiện, máy bay Mỹ không còn tự do bay lượn trên bầu trời miền Bắc nước ta như trước nữa. Các anh đã góp phần cùng Quân chủng Phòng không – Không quân bắn rơi hàng ngàn máy bay các loại của không lực Hoa Kỳ.   
   Song phần chưa được cuốn sách đã làm độc giả thất vọng và bức xúc cần phải trao đổi thẳng thắn với tác giả.

    Tác giả đã quá tham lam đưa vào nội dung cuốn sách những phần việc của đơn vị khác mà tác không ở đó nên không tường tận cặn kẽ.
   Như mọi người đều biết , lực lượng  không quân là một binh chủng trong nhiều binh chủng của Quân chủng Phòng không – không quân. Người kể thì thành thạo, rành rọt lực lượng không quân của mình chứ làm sao hiểu được các binh chủng khác như binh chủng tên lửa, cao xạ v. v..Thế mà tác giả viết cả những trạn chiến đấu của lực lượng tên lửa, cao xạ trong chiến đấu với không quân Mỹ. Chính vì thế đọc đến những câu chuyện này (bài trang 134 và bài trang 138) chúng tôi phải phì cười trước những từ mà tác giả dùng cho các chiến sĩ tên lửa, cao xạ.
  Còn tác giả nêu ra những chiến công của các anh hùng trong quân chủng lại quá nhiều. Để là gì? Tôi nghĩ không cần thiết. Giá như tác giả chỉ nêu riêng chiến công của các canh hùng là phi công thì chắc ai chả dám nói nhưng đằng này tác giả cho đăng tất tuồn tuộtcác anh hùng từ lái xe, thợ sửa chữa kỹ thuật đến các anh hùng của binh chủng tên lửa, pháo coa xạ, ra đa mà gần như chẳng liên đới gì đến công việc của Lưu Huy Chao. thế thì việc đăng tải ở mục này nhằm mục đích gì. Chắc chỉ để cuốn sách dày có đủ 500 trang như ý đồ của ngườui biên soạn từ trước.
    Trong  phần này tác giả đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng. Nó nói lên tính cẩu thả không cẩn trọng của người viết. Đó là chức vị của chế độ phong kiến trước đây như: "cửu phẩm vân giai" lại viết là "cửu phường vân giai" (trang 89). Đó là "râu ông nọ cắm cằm bà kia" ( bài trang 355 và bài trang 378). Trong Quân chủng PK – KQ nói đến anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Xuân Đài chẳng ai không biết đến thành tích nổi bật của anh trong binh chủng tên  lửa. Thế mà tác giả khi đưa vào sách thì hình ảnh của Nguyễn Xuân Đài là thực còn trang giới thiệu tiểu sử và thách tích chiến đấu của anh thì không phải là anh mà là của người khác, người anh hùng lực lượng vũ trang Quân khu 5, mãi tận miền trung xa xôi. Thật là một chuyện hài!
   Đọc xong cuốn hồi ký ai ai cũng nhận thấy rõ ràng mà không che dấu nổi "cái tôi" trong con người Lưu Huy Chao được trưng quá cao. Lưu Huy Chao phủ định công tác chính trị, công tác tư tưởng được thực thi trong quân đội lúc bấy giờ. Nó còn xúc phạm đến danh dự những người làm công tác chính tronglực lượng không quân. Anh cho rằng những cán bộ chính trị lúc ấy là không cần thiết vì không biết gì về kỹ thuật của không quân, không lên được bầu trời xem các anh đánh giặc nên không thể nào làm công tác tư tưởng cho anh em lái được. theo Lưu Huy Chao thì những người làm công tác chính trị, tư tưởng phải là những người xuất thân từ phi công mà mới làm được, anh mới phục. Anh kiên quyết phản đối và luôn tỏ vẻ không hài lòng mỗi khi có các cán bộ làm công tác chính trị tới dự sinh hoạt với đội bay (bài trang 181, trang 1137 và trang 138).     
   Đọc đến những trang này của cuốn sách, tôi không thể giải thích nổi cho mình một câu hỏi: Tại sao trình độ của một cán bộ, một đảng viên, một người lái máy bay phản lực được Đảng và quân đội bồi dưỡng, giáo dục đến như vậy lại nghĩ nông nổi và non nớt về chính trị đến thế. Thử hỏi: Lưu Huy Chao, anh nhớ ngày ấy khi lựng lượng không quân non trẻ của quân đội ra đời là cả một sự lớn mạnh và trưởng thành không ngừng của quân đội ta không? Ngày ấy nhờ các nước trong phe xã hội chủ nghĩa giúp đỡ, chúng ta mới có một đội ngũ phi công nhưng chưa nhiều, vẻn vẹn mới có vài ba chục người. Việc đào tạo được một phi công thì rất tốn kém. Lúc ấy đất nước ta còn nghèo, lấy đâu ra cơ sở đào tạo lấy phi công riêng để làm công tác chính trị. Thế mà Lưu Huy Chao cứ khăng khăng cãi cho bằng được.
 Để bảo vệ các ý kiến "gàn giở" của mình. Anh còn lên án thời kỳ cải cách ruộng đất ở nước ta trước đây. Vì thế phi công phải lao đao về lý lịch (trang 85). Anh muốn khơi dậy trong hàng ngũ phi công lòng hận thù, oán trách tổ chức, như cố tình kích động những gì mà lịch sử để lại (trang 88 – 89). Không những thế anh còn thiếu khiêm tốn, thiếu thận rọng trong khi phát ngôn, với những từ bất nhã, không tôn trọng với một số cán bộ chủ trì của Quân chủng PK – KQ (trang 81).
   Trong quá trình phấn đấu trưởng thành của lực lượng Không quân nhân dân Việt Nam , có phần đóng góp của những người làm công tác Đảng, công tác chính trị, tư tưởng. Chính nhờ những công tác ất đã bồi dưỡng, giáo dục nên những con người anh hùng Lưu Huy Chao và các phi công khác có lòng yêu nước, thương đồng bào sâu sắc. Họ nén đau thương khi bay lên bầu trời thấy hàng đàn "quạ Mỹ" trút hàng trăm tấn bom đạn xuống làng mạc, thành phố giết chết bao nhiêu người dân vô tội.Tất cả những hình ảnh ấy đã thúc giục con tim của nhưng người chiến sĩ lái máy bay dũng cảm lao thẳng vào máy bay định,
    Lưu Huy Chao, có lúc nào anh tự hỏi lòng mình: ai đã đào tạo và giáo dục bồi dưỡng nên những người anh hùng phi công dũng cảm ấy?.
   Thế mà Lưu Huy Chao chỉ muốn tự đề cao mình, đề cao "cái tôi" lên trên hết dễ dàng bỏ đi những gì mà cấp trên đã bồi dưỡng và xây dựng cho có được danh giá như ngày nay.
   Lưu Huy Chao, anh cũng thừa biết trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở thế kỷ trước đã có bao nhiêu đồng đội của anh đã tham gia. Hiện nay họ vẫn còn sống, họ biết rõ thành tích và tính cách của anh. Nhiều người cùng thời với anh họ cũng có rất nhiều thành tích bắn rơi nhiều máy bay Mỹ. Nhưng "cái tôi" ở trong con người họ không giống như "cái tôi" trong con người anh. Họ thật khiêm tốn và giản dị, mỗi lần có dịp gặp họ , chúng tôi vẫn kính nể và yêu quý. Còn anh chỉ vì "cái tôi" quá lớn trong con người anh mà anh đã tự làm mất mình, uy tín của anh đã giảm trong con mắt của những người cùng thời với anh, sát cánh bên anh chiến đấu năm xưa khi họ đọc cuốn hồi ký của anh mà anh viết để lại cho đời.
    Tôi cầm trên tay cuốn sách "Chúng tôi và Mig 17" của Lưu Huy Chao  trình bày trang trí đẹp, công phu, dày tới 512 trang, khổ lớn, bì cứng, đúp, sách in công phu giấy tốt với giá 120.000 đ. Thử hỏi tác giả: Cuốn sách này in ra để bán hay để trong tủ làm kỷ niệm. Nếu bán ra thì chúng tôi, những cựu chiến binh, những học sinh, những chiến sĩ trong Quân đội lấy đâu ra tiền để mua.
    Tôi là cùng ở khu dân cư với Lưu Huy Chao, tôi biết, anh phải bỏ ra khá nhiều tiền túi của mình để chi ra viết sách: rồi in, rồi giới thiệu…tất cả phải dùng tiền mới có tiếng tăm.
   Trong khi đó kinh tế của anh cũng không lấy gì sung túc. Anh phải sấp ngửa, ngược xuôi chạy đi xin tài trợ. Thậm trí anh còn vay của bạn bè.
    Giá như trước khi viết cuốn sách, anh đặt vấn đề với cơ quan trong Quân chủng PK –KQ và nhờ Quân chủng giúp đỡ. Tôi tin rằng họ sẽ giúp. Sau đó anh nhờ Nhà xuất bản Quân đội nhân dân in và phát hành thì sẽ không bao giờ có những sai sót như tôi nêu ở trên. Cuốn sách sẽ đến tay được bạn đọc, đó sẽ là cuốn sách có nội dung tốt, giá cả lại phải chăng vừa hợp túi tiền của mọi tầng lớp trong xã hội, Đặc biệt nó sẽ đến được các chiến sĩ quân đội, nhất là các chiến sĩ của Quân chủng Phòng không – Không quân. Làm như thế có tốt hơn không ?
 
Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2010 
Hợp sếch chép tay lại" ngày 20 tháng 5 năm2010

 



 CÙNG ĐỌC VÀ SUY NGẪM

CHUYỆN ĐỜI TÔI CHẢ HIỂU RA LÀM SAO

 XEM VÀ NGHE AI ĐÂY ?



CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH, CHÍ CÔNG VÔ TƯ
"HỒ CHÍ MINH"




Mời các bạn mua sách để tham khảo và ủng hộ tác giả
Dưới đây là đường link 
http://www.vinabook.com/chung-toi-va-mig17-m11i38527.html



RẤT CẢM ƠN CÁC BLOGGER

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Phổ biến

Nhãn