.

.

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Cảm nhận bài thơ "cà phê đắng" của nữ thi sĩ Trần Huyền Nhung .

22.06.2011


Cảm nhận bài thơ “Cà phê đắng” của Hoangnhungmedia .
                                                            Thi sĩ Trần Huyền Nhung .


  Những dư vị cuộc đời cứ lặng lẽ trôi …đắng , cay , mặn , ngọt …trong cuộc đời mỗi con người đều phải trải qua . Ai mà  không có những phút thăng , trầm trong cuộc đời , chỉ có điều là trước hay sau mà thôi . Đọc bài thơ “Cà phê đắng” của nữ thi sĩ Trần Huyền Nhung , tôi như “ngộ” ra bao điều về cách cảm nhận cuộc đời một cách già dặn mà tưởng chừng như ở tuổi 28 , cô chưa bao giờ trải qua những nốt nhạc thăng , trầm trong cuộc đời .
        Cách cảm nhận cuộc đời , cảm nhận về tình cảm trong bài thơ rất chi là buồn . Mở đầu bài thơ , cô đưa ra một tình huống giữa “người đi” và người “ở lại” khi nhìn ly cà phê cảm nhận :
“Giọt sầu rơi xuống đất
Vị đắng thấm lên môi
Người đi tôi ngồi lại
Đếm giọt cà phê rơi”
     Nữ thi sĩ Huyền Nhung dùng từ rất hay “ Giọt sầu rơi xuống đất” - dường như đây chính là “ giọt nước mắt” của cô khi rơi xuống đất . Vị cà phê đắng “thấm lên môi” hay chính là những giọt nước mắt của chính thi sĩ mặn chát trên môi vậy ? Hình ảnh thi sĩ Huyền Nhung dùng vừa là hình ảnh ẩn dụ , vừa là hình ảnh nhân cách hóa nhằm khẳng định sự chia ly đã buồn , nay càng thêm buồn hơn . “ Người đi tôi ở lại / đếm giọt cà phê rơi” - từng giọt “cà phê rơi” như là giọt lòng của tác giả Huyền Nhung vậy . Tâm hôn cô đa cảm lắm , lại nhảy cảm nữa …nên mọi sự gây “tổn thương” đều nằm trong khả năng “có thể” với cô . Đây là sự chia ly hình như cô không hề muốn , với cô là cả quãng thời gian để chiêm nghiệm cuộc đời , để gặm nhấm những nỗi thương đau . Khổ thơ tiếp theo nữ sĩ nói rõ hơn về nguyên nhân của “người đi tôi ngồi lại” :
“ Này đây là giọt nhớ
Này đây là giọt sầu
Giọt này em lỗi hẹn
Giọt này mình giận nhau”
Điệp từ “này đây” như càng tăng thêm bao nỗi nhớ nhung , sầu bi trong lòng người nữ thi sĩ . Nếu chỉ là chuyện giọt cà phê bình thường ai cũng nhìn thấy thì chẳng có gì để nói cả . Bao nhiêu giọt  chảy qua phin cà phê là bấy nhiêu giọt tình cảm của lòng tác giả . Một cách tưởng tượng thật tài tình , một lối cảm nhận thật phong phú dưới đôi mắt của người thi sĩ đầy tài ba . “ Giọt này em lỗi hẹn / giọt này mình giận nhau” – cô đã chủ động nhận lỗi lầm về mình mà bình thường Huyền Nhung rất ít khi tự nhận lỗi , cho dù cô biết mình có lỗi . Cũng vì “lỗi hẹn” cho nên mới nảy sinh “giọt này mình giận nhau” - giữa “lỗi hẹn” và “giận nhau” có sự logíc tình cảm . Bao nhiêu là thăng trầm trong tình cảm mà người nữ sĩ này cảm nhận qua từng giọt cà phê . Kể cả những giọt đầu tiên và những giọt cuối cùng sắp tan ra thành trăm mảnh vỡ :
“Phin cà phê đã cạn
Giọt cuối cùng sắp rơi
Mình xa nhau mãi mãi
Một giọt chia làm đôi “
     Thế là chỉ còn một “giọt cuối cùng” sắp rơi xuống ly . Cạn hết “giọt nhớ “ , cạn hết “giọt sầu”, cũng chẳng còn những giọt “lỗi hẹn” hay giọt “giận nhau” nữa . Một giọt cà phê gần như khô cạn ở đáy phin được “chia làm đôi” - cuộc đời thành hai ngả , hai hướng đi khác nhau . Trong một ly cà phê không có một giọt chung cùng rơi xuống nữa , cho nên “mình xa nhau mãi mãi” . Nữ thi sĩ Huyền Nhung vận dụng hình ảnh vô cùng tuyệt vời , làm cháy cả câu thơ , bốc lên thành một ngọn lửa tình cảm thật buồn trong hình ảnh thơ . Tôi cho rằng Huyền Nhung thật sáng tạo , xứng ngang tầm với những nhà thơ chuyên nghiệp trong làng thi ca Việt Nam .
        Khổ thơ cuối cùng tác giả bài thơ như càng nói rõ nguyên nhân của sự “chia ly “ hơn :
“Thôi anh về với phố
Phố không thể vắng anh
Em nguyện làm thi sĩ
Đếm giọt cà phê đen”
    Nếu như phải chọn giữa “Anh “ và nghiệp “thi sĩ” có lẽ thi sĩ Huyền Nhung sẽ “nguyện làm thi sĩ” hơn là phải theo anh “về với phố” đầy rẫy những bon chen , bao sự đối mặt với đời đầy cay , đắng, khổ sai … “Anh” cứ đi theo con đường anh đã chọn giữa phố phường bao bụi trần , bụi đường , bụi đời , còn “Em “ đành chấp nhận nghiệp “thi sĩ” để thả hồn đếm “những giọt cà phê đen” . Hướng đời chia thành hai ngả cũng vì lý do ấy , anh đi đường anh , em vẫn đường em . Cuộc đời còn dài lắm , còn bao nhiêu chông gai trước mắt mà thi sĩ Huyền Nhung phải vượt qua , nhưng tôi tin chắc rằng cuối cùng cô sẽ “nguyện làm thi sĩ” với một ai đó có tâm hồn đồng điệu với cô về cách cảm nhận cuộc đời .
    Tóm lại : Bài thơ “ cà phê đắng “ của nữ thi sĩ , nữ nhà báo Trần Huyền Nhung đã gây một tiếng vang lớn trong lòng tôi cả về nội dung lẫn nghệ thuật bài thơ . Một cảm giác buồn trong lòng đến vời vợi khi lắng nghe tiếng lòng qua từng “giọt lòng” của Huyền Nhung khi nhìn ly cà phê đắng . Tôi quan cảm nhận được  quan điểm rất rõ ràng của cô qua từng lời thơ cô viết , qua từng nhịp đập của trái tim đa cảm ấy . Một sự chia ly trái ngược quan điểm : Một người thì chốn thương trường - một người “nguyện làm thi sĩ” trong bài thơ “cà phê đắng” – tôi như hiểu được nhịp thở về cuộc sống của thi sĩ Huyền Nhung .
         Nữ thi sĩ Huyền Nhung đã từng nói với tôi “ Em sẽ bán những gì là suy nghĩ , là sáng tạo , là chất xám trong công việc , chứ em không bao giờ có ý định bán cảm xúc của chính mình”. Vâng, một câu nói rất hay làm tôi khâm phục và nhớ mãi . Thi ca lại là nguồn cảm xúc vô tận của những nhà thơ , nhà văn . Mặc dù Huyền Nhung không có ý định lập nghiệp bằng con đường văn chương nghệ thuật , nhưng vơí cô là cả một bề dày văn chương thấm đẫm vào máu thịt , hình thành lên nhân cách con người cô . Người như thế thì lận đận , đèo bòng đa mang chữ “tình” là phải . Còn với thơ , tôi xin lấy một đời nghề của mình ra để nói rằng thi sĩ Huyền Nhung chẳng thể sống bằng danh tiếng và tiền bạc từ thơ được đâu , vì quan điểm của cô là “không bán cảm xúc …” . Nhưng thiếu những người như nữ thi sĩ Huyền Nhung , thơ sẽ buồn tẻ đi nhiều lắm .
                                                            Tôkiô , ngày 22 /06/2010.
                                                                Nguyễn Trường Nam . 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Phổ biến

Nhãn