.

.

Thứ Hai, 4 tháng 10, 2010

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 5 THÁNG 10

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 5 THÁNG 10

Kathys Comments


Việt Nam
* Đinh Công Tráng quê ở làng Tráng Xá, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Ông đã lãnh đạo nông dân khởi nghĩa chống Pháp và lừng danh với chiến khu Ba Đình. Chiến khu Ba Đình (ở tỉnh Thanh Hoá) do ông đóng giữ đã đẩy lùi và làm tổn thất nặng nề nhiều đạo quân Pháp xâm lược.
Sau gần 3 năm giữ thành, chống giặc, trong một cuộc tiến công của hơn 3.500 quân tinh nhuệ Pháp, thành bị vỡ, Đinh Công Tráng chạy về Nghệ An và bị giặc bắn chết đêm 5-10-1887 tại làng Trung Yên, bên bờ sông Cả.
* Tống Duy Tân sinh năm 1838 ở Thanh Hoá, đỗ tiến sĩ năm 1875.
Ông là một sĩ phu yêu nước, đã tích cực hưởng ứng phong trào Cần Vương của vua Hàm Nghi (năm 1885). Tống Duy Tân đã cùng nhiều văn thân, sĩ phu giương cao cờ khởi nghĩa ở vùng núi Hùng Lĩnh, Thanh Hoá từ năm 1885 đến năm 1892 và trở thành thủ lĩnh chính của phong trào. Tháng 9-1892 ông bị địch vây bắt, và xử tử vào ngày 5-10-1892 ở chợ Thanh Hoá.
* Ngày 5-10-1959, bộ đội thiết giáp được thành lập.
Sự ra đời của bộ đội thiết giáp đánh dấu bước tiến mới về sức mạnh đột kích của quân đội ta.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, binh chủng tăng - thiết giáp đã lập được nhiều chiến công. Cùng các quân binh chủng khác, binh chủng tăng - thiết giáp đã táo bạo, thần tốc góp phần làm nên Đại thắng Mùa xuân 1975.
* Ngày 5-10-1971, tổ máy đầu tiên của nhà máy thuỷ điện Thác Bà (tỉnh Yên Bái) bắt đầu phát điện.
Hồ Thác Bà tỉnh Yên Bái dài 80 km, nơi rộng nhất 12 km. Mặt hồ rộng 238 km2, chứa được hơn 2 tỷ mét khối nước.
Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà có công suất 108 nghìn KW, sản lượng nửa tỉ KW giờ/năm.
* Ca Văn Thỉnh, bút danh Ngạc Xuyên, sinh ngày 21-3-1902 tại Tân Bình Thành, Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
Sau khi tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, ông được bổ làm giáo sư, rồi làm Đốc Bến Tre. Hơn 10 năm dạy học, ông luôn nâng cao tinh thần yêu nước, dốc tâm vào việc nghiên cứu văn học, sử học. Năm 1946, ông tham gia phái đoàn Nam Bộ, nhận nhiệm vụ quyền bộ trưởng Bộ Giáo dục. Năm 1952, ông là Uỷ viên Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam. Khi tập kết ra bắc, ông phụ trách Vụ Đông Nam Á, Bộ Ngoại giao, sau đó ông làm Giám đốc Thư viện khoa học xã hội Trung ương. Sau ngày giải phóng miền Nam, ông được cử làm Viện trưởng Viện khoa học xã hội miền Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 5-10-1987, thọ 85 tuổi.







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Phổ biến

Nhãn